Có thể xem là kim chỉ nam cho sự phát triển dài hạn của một doanh nghiệp, cần thiết lập một chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Điều đó có thể dẫn dắt cả một công ty “về đích” nhanh hơn vì họ sẽ biết làm gì? phấn đấu với lý do nào? mục tiêu của họ ra sao? Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh – “luật bất thành văn” là như thế nào?
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Nói một cách dễ hiểu hơn:
> Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài.
Nó còn thể hiện lợi thế cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để sửa chữa và phát huy
Tuy nhiên việc xây dựng một chiến lược trong kinh doanh không hề đơn giản vì chúng là cả một quá trình nghiêm túc thực hiện, công sức và chắc chắn nó không chỉ dừng lại ở những con chữ trên vài tờ giấy hay các bản kế hoạch, báo cáo mà còn xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn, trải qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Vị trí của chiến lược kinh doanh?
Trần Toản chia làm hai hướng giúp các bạn dễ hình dung hơn nhé:
Hướng nội: Các chiến lược sẽ tập trung vào các khía cạnh nội bộ doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ phát triển bên trong công ty. Vd: Chiến lược về nhân sự, công nghệ, tài chính,…
Hướng ngoại: Bắt đầu từ chiến lược kinh doanh, là tiền đề của các chiến lược mở rộng sau này và tác động trực tiếp với mức độ lớn nhất. Vd: Chiến lược sản phẩm, tiếp thị, bán hàng, định giá,..
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo
- Thiết lập mục tiêu
- Đánh giá vị trí hiện tại
- Chiến lược sản phẩm, dịch vụ
- Đánh giá, kiểm soát và thay đổi
Nguyên tắc – Luật bất thành văn về chiến lược kinh doanh không thể bỏ lỡ
Cạnh tranh để khác biệt
Chiến lược kinh doanh thất bại nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc là bản “photocopy” từ mọi hành động và chiến thuật. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để tạo những nét riêng việt và chính sự khác biệt đó sẽ giúp bạn đi đến thành công.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng. Đơn giản khi bạn có tiền thì mọi thứ sẽ tạo động lực cho bạn để kích thích những ý tưởng hay ho, chiến thuật mới lạ.
Thực sự hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Thấu hiểu về thị trường của ngành, khách hàng mong muốn gì? Họ thực sự cần gì? Đối thủ cạnh tranh của mình ra sao. Từ đó sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.
Xác định khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình phục vụ cho tất cả mọi người, bởi lẽ chúng chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu có lẽ sẽ tốt nhất, tối ưu nhất. Cần tập trung việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị công ty đem lại.
Không ngại thay đổi
Thời buổi chuyển mình công nghệ số, ta cần phải cập nhật liên tục kẻo tụt lại phía sau, nhất là các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng.Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Phát hoạt tương lai, viễn cảnh cho doanh nghiệp với dữ liệu và công nghệ cho ra những dự đoán sắp tới, dẫn lối một hướng đi đúng đắn nhất.
- Để kinh doanh online thành công cần chuẩn bị những gì ?
- “Những gì lặp đi lặp lại thì để máy nó làm” – Slogan dành riêng cho khoá học Facebook Marketing Automation (FMA) mà bạn nhất định phải một lần tham gia nếu không muốn mãi vất vả
- Chính sách bán hàng là gì ?
- Tổng hợp 7 công cụ truyền thông Marketing hữu ích
- Cách dùng ChatGPT tại Việt Nam