13 kinh nghiệm giúp kinh doanh spa, thẩm mỹ viện thành công

Đăng ngày 03/03/2022 lúc: 11:50316 lượt xem
kinh doanh spa

Đôi lúc những ý tưởng tốt nhất lại đến từ chính đối thủ của bạn. Hãy bỏ thời gian và tiền bạc để thử trải nghiệm dịch vụ của đối thủ. Cách nhanh chóng để vượt mặt kình địch của bạn là làm tốt những điểm yếu của họ. Học hỏi những điều tốt từ họ và làm tốt những gì họ làm chưa tốt, không những bạn có thể hoàn thiện mô hình kinh doanh spa của mình mà còn chiến thắng trên thương trường cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực làm đẹp.

Lập kế hoạch kinh doanh spa
Lên kế hoạch kinh doanh spa

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh spa được trôi chảy, thì điều quan trọng nhất đó là chuẩn bị một chiến lược kinh doanh bài bản, có kế hoạch. Vậy thì các danh mục cần lên kế hoạch gồm những gì? Tùy vào mục tiêu kinh doanh của mỗi người sẽ cần một bộ khung kế hoạch riêng. Tuy nhiên, một số mục cần thiết luôn phải có trong bảng danh sách các kế hoạch của bạn.

Gồm:
• Vốn đầu tư
• Đặt tên cho trung tâm/ tiệm spa

• Xác định mô hình spa phù hợp dựa trên khách hàng mục tiêu

• Tìm kiếm mặt bằng phù hợp

• Thiết kế trang trí spa

• Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cho spa

• Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

• Lựa chọn phần mềm quản lý spa chuyên nghiệp

• Marketing, quảng cáo cho spa

• Đăng ký và xin những chứng chỉ cần thiết

1/ Vốn đầu tư để kinh doanh spa

Vốn trong kinh doanh SPA chủ yếu tập trung vào: Thiết bị máy móc, mỹ phẩm, mặc bằng  (thuê hoặc của bạn), trang trí, thiết bị khác (giường, ga, rèm,..) và nhân sự, chi phí khác.

Khi khởi nghiệp, ngoài nguồn vốn bạn cần chuẩn bị để kinh doanh thì bạn cần chuẩn bị thêm một nguồn vốn khác nữa đó gọi là vốn dự phòng. Đây là việc cực kỳ quan trọng vì trong quá trình kinh doanh sẽ có những chi phí phát sinh mà bạn sẽ không bao giờ ngờ được. Nếu bạn chỉ chuẩn bị đủ chi phí để mở Spa thì khi có những việc phát sinh bạn sẽ không thể trở tay kịp. Khoản chi phí dự phòng sẽ giúp cho bạn nuôi sống được Spa trong giai đoạn đầu khi mới thành lập. Vượt qua những ngày tháng Spa chưa có khách, thu không đủ chi.

Bạn lưu ý là: sau khi tính tổng chi phí đầu tư, bạn cần có thêm ít nhất là 30% số vốn dự phòng đó.

Khi dự tính về Vốn đầu tư, một phần mà ít ai tính tới, đó chính là chi phí cho Marketing và bán hàng (thông thường chiếm tới 60% hoạt động của Doanh nghiệp). Một số bạn chưa kinh doanh sẽ mắc sai lầm ở điểm này, và chỉ nghĩ rằng mình đầu tư máy xịn hơn, vị trí đẹp hơn, cơ sở vật chất – kỹ thuật xịn hơn thì khách hàng sẽ tự mò tới. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chủ Spa thành công là người sẽ tự chủ động đi tìm kiếm khách hàng chứ không phải ngồi đấy chờ khách hàng đến

Đằng sau 1 SPA thành công, thường là cả một đội ngũ Marketing và bán hàng. Do đó, bạn lưu ý một lần nữa là:

VỐN CẦN CÓ = CHI PHÍ DỰ KIẾN + TỐI THIỂU 30% – 50% NỮA.

(Ví dụ dự tính hết 500 triệu thì phải có tối thiểu 650 triệu)

2/ Đặt tên spa hay thu hút, thiết kế logo spa

kinh doanh spa

Mỗi cửa hàng/ quán ăn đều mang cho mình một tên gọi, cái tên sẽ quyết định hay thể hiện tất cả  mọi thứ của cửa hàng/ quán ăn. Làm sao để đặt tên hay ý nghĩa và tạo ấn tượng cho khách hàng về trung tâm spa của bạn. Khi đã dấu được trong tâm trí khách hàng là bạn đã vượt qua được bước đầu tiên trên hành trình chinh phục túi tiền của họ.

Hiện nay việc đặt tên spa rất đa dạng, ví dụ như:

• Đặt tên spa theo các nước có dịch vụ spa – thẩm mỹ đang phát triển như: đặt tên spa theo tiếng Hàn, đặt tên spa theo tiếng Nhật, đặt tên spa theo tiếng Pháp, đặt tên spa theo tiếng Thái,…

• Đặt tên spa theo loại dược phẩm/ thảo mộc đặc biệt của trung tâm

• Đặt tên theo thương hiệu nổi tiếng

• Đặt tên theo sở thích riêng

• Đặt tên theo tên bản thân

3/ Lựa chọn khách hàng và mô hình kinh doanh spa

Mô hình kinh doanh spa
Mô hình kinh doanh Spa

 

Chúng ta có 4 loại spa phổ biến hiện nay tại Việt Nam:

  • Day spa: đáp ứng đa dạng các nhu cầu như cải thiện sức khoẻ, sắc đẹp, thư giãn,.. thông qua các dịch vụ như chăm sóc tóc, da mặt, massage… nhưng không cung cấp phòng nghỉ qua đêm. Chỉ phục vụ trong ngày.
  • Destination spa: giống như day spa nhưng cung cấp chỗ nghỉ ngơi qua đêm.
  • Hotel/resort spa: ngoài cung cấp các dịch vụ như 2 loại hình spa trên, hotel/ resort spa còn cung cấp các dịch vụ cao cấp khác như: sân golf, sân tennis, câu lạc bộ cho trẻ em, phòng gym, hồ bơi,… và thậm chí là các lớp học thể dục
  • Medical spa: là cơ sở tổ chức cung cấp dịch vụ làm đẹp nhưng hoạt động dưới sự theo sõi của những giám sát có bằng cấp đặc biệt về chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Dựa theo 4 loại hình kinh doanh spa phổ biến, bạn có 4 phân khúc khách hàng khác nhau. Vậy trước khi chọn mô hình thẩm mỹ viện để kinh doanh, bạn nên chọn cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến. Điều này là hết sức quan trọng, bất kể bạn đang chuẩn bị kinh doanh trong lĩnh vực nào. Bạn chắc chắn sẽ dựa vào đặc điểm của khách hang để quyết định mô hình kinh doanh, lựa chọn vị trí kinh doanh, mua sắm thiết bị, mỹ phẩm cũng như tuyển chọn nhân viên. Đừng quên điều này nhé!

4/ Lựa chọn dịch vụ của Spa

Phần lớn các SPA mới mở thường làm rất nhiều dịch vụ, từ phân khúc khách hàng cao đến phân khúc khách hàng thấp, làm tất tần tần dịch vụ như là: phun xăm, đắp mặt, nâng cơ trẻ hóa, trị mụn, giảm béo, tắm trắng,… Vì bạn quan niệm rằng, Spa có nhiều dịch vụ sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn từ đó gia tăng lượng khách hàng. Quan điểm đó có thể đúng với những Spa lớn nhưng hoàn toàn sai đối với những Spa nhỏ, vì bạn không có nhiều vốn, nếu muốn cung cấp nhiều dịch vụ cùng lúc cho khách hàng thì bắt buộc bạn phải có lượng máy móc thiết bị, mỹ phẩm khá nhiều. Việc đầu tư quá nhiều dẫn đến không cái nào đạt chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng dành cho Spa bạn.

Đối tượng khách hàng của Spa là những người ở gần: khi chọn được vị trí, bạn cần đi xung quanh khu vực đó vài ngày để khảo sát, xem người dân xung quanh đó có vấn đề gì mà Spa bạn có thể giải quyết và chọn ngay dịch vụ phù hợp có thể có thể thảo mãn nhu cầu của khách hàng ở đó hay không. Bởi vì triết lý trong kinh doanh đó là “SALE NHỮNG Gì KHÁCH HÀNG CẦN chứ KHÔNG SALE NHỮNG GÌ MÌNH CÓ “

Khi này, bạn sẽ biết ngay mình cần đầu tư gì trước, đầu tư gì sau, mua máy móc – thiết bị – mỹ phẩm như thế nào, phân bổ dòng tiền ra sao cho hợp lý.

Hãy lựa chọn dịch vụ bạn có thế mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh gần đó. Từ đó mới gây được sự chú ý với khách hàng. Các SPA làm càng lâu thì họ chỉ thường đầu tư vào một dịch vụ chính mà thôi.

Ví dụ: Chuyên về giảm béo, chuyên về phun xăm hay chuyên về trị mụn.

5/ Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh spa

Spa là loại hình kinh doanh đặc thù cần diện tích kinh doanh rộng rãi, nhiều khoảng rộng. Vì thế khi bạn tìm kiếm mặt bằng cho spa của mình cần quan tâm những yếu tố sau để lựa chọn mặt bằng đẹp, phù hợp với quy mô kinh doanh và quan trọng là vừa túi tiền của bạn.

Những điểm cần lưu ý khi tìm kiếm mặt bằng spa như sau:

• Tổng diện tích: khi thuê mặt bằng spa bạn cần quan tâm tổng diện tích của nơi bạn định thuê là bao nhiêu. Mặt bằng nhỏ nhưng có lầu, hoặc có thêm sân vườn, hàng ba thì vẫn có lợi hơn một mặt bằng tuy rộng hơn nhưng lại không có thêm khu vực khác. Spa khá đặc biệt, khi thực hiện dịch vụ cho khách cần sự riêng tư vì thế, mặt bằng spa phải phân nhiều khu vực khác nhau (khu spa chăm sóc da, spa phun xăm, spa liệu trình,…) và nhiều phòng, nhiều bể tắm nếu diện tích cho phép. Mặt bằng spa với diện tích vừa phải, nhiều tầng xây sẵn sẽ đáp ứng được hầu hết nhu cầu xây dựng của bạn.

Mặt tiền: Mặt bằng không nên thuê là loại mặt bằng có cửa bị chắn bởi cột điện, cửa gầm nắm cống (cống chính), cây xanh công cộng không di dời được,… Nên chọn những mặt bằng có diện tích phù hợp, mặt tiền sáng sủa, sạch sẽ (đón được ánh sáng tự nhiên), nở hậu,…

 ​Vị trí của Spa:

Có 2 cách để bạn chọn vị trí của Spa : một là chọn gần trung tâm SPA để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng từ Spa khác qua các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Hai là chọn nơi không có ai kinh doanh Spa cả, khi đó bạn sẽ tự tạo thị trường, phong cách riêng. Nếu vốn ít, bạn nên chọn nơi xa hẳn những SPA đã mở. Kể cả là nơi vắng vẻ bởi như thế bạn vẫn rất dễ nhận diện và thu hút được những khách hàng không thích sự ồn ào hay kín tiếng, không muốn ai biết mình đi SPA.

Ví dụ tương tự như nhà nghỉ, nhiều chỗ nằm ở vị trí xa  vẫn đông khách vì những người cặp bồ – hò hẹn sẽ không thích vào khách sạn trung tâm.

Spa là một dịch vụ đia phương, rất có lợi thế về mặt khoảng cách địa lý. Nhất cự ly, nhì tốc độ. Do đó, khách hàng thông thường tập trung ở gần vị trí Spa, thường là từ 3-5 km đổ lại, trừ SPA VIP gì đó. Rất ít người vượt quá mấy chục cây số để đi đắp mặt trừ trường hợp ở khu vực đó không có SPA nào.

6/ Thiết kế trang trí spa đẹp

Thiết kế spa tạo ấn tượng cho khách hàng ngay từ lần đầu trải nghiệm dịch vụ

Khi quyết định mở một thẩm mỹ viện cho riêng mình, bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng về địa điểm của spa. Hãy lựa chọn những vị trí có quang cảnh sạch đẹp, tốt nhất là nên có cây cối và tầm nhìn tốt từ bên ngoài vào. Như thế bạn sẽ tạo cho khách hàng cảm giác an tâm và chuyên nghiệp.

Tiếp đến, việc thiết kế không gian cũng như bố trí vị trí đặt các trang thiết bị yêu cầu kinh nghiệm rất nhiều. Hãy cẩn thận thuê một chuyên gia đảm nhận việc này. Thiết kế không gian ảnh hưởng rất nhiều tới tiến trình tốc độ phục vụ của nhân viên, không những thể còn góp phần cải thiện tâm trạng, tạo những suy nghĩ tích cực khi khách hàng đến với spa của bạn.

7/ Mua dụng cụ để kinh doanh spa

Mở spa cần rất nhiều vật dụng, tuy nhiên, bạn cần lọc ra những dụng cụ thực sự cần thiết phải sắm trước, và số lượng dụng cụ cần mua. Một mặt tiết kiệm chi phí, mặt khác bạn sẽ không uổng phí dụng cụ khi không xài đến.

Một số thiết bị cơ bản:

  • • Giường spa, ghế spa, giường gội đầu,…
  • • Đèn chiếu sáng cho các liệu trình nặn mụn, phun xăm chân mày môi,…
  • • Máy soi da, khám da tổng quát

Một số dụng cụ spa thông dụng cho từng loại hình spa:

  • • Spa chăm sóc da: máy xông hơi, máy hút mụn, máy phun sương se khít lỗ chân lông, máy laser xóa tàn nhan, nám,…
  • • Spa có massage: cần sắm thêm giường spa có tự đầu thuận tiện cho việc massage mặt và body, mua thêm một số thiết bị hỗ trợ massage như: đá cuội, dụng cụ bấm huyệt, giãn cơ chuyên dụng,…
  • • Spa có dịch vụ phun xăm: nên mua thêm máy xăm (máy cố định, máy cầm tay), và thiết bị xóa xăm,…

Ngoài các dòng máy thông dụng mà SPA nào cũng có, bạn nên chọn dòng máy có đời cao, tính năng tốt, khả năng điều trị hiệu quả. Nếu máy móc chuyên dụng kém, khi chỉ mới điều trị cho vài khách hàng đầu tiên mà máy bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với danh tiếng của Spa bạn. Thông thường, những tin xấu sẽ lan tỏa trong cộng đồng nhanh hơn là những tin tốt vì vậy bạn cần phải cực kỳ thận trọng.

Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp máy uy tín, được cộng đồng đánh giá cao và đặc biệt, dịch vụ hậu mãi nhải tốt, sẵn sàng hỗ trợ bạn khi máy móc gặp sự cố. Tiền nào của nấy, không một sản phẩm nào tốt mà nhà kinh doanh lại bán với mức giá thấp, nếu được thì bạn hãy đầu tư cho dòng máy chất lượng cao nhé.

Khi mua máy móc, thiết bị chuyên dụng bạn cần để ý tới việc chuyển giao công nghệ để có thể sử dụng tốt nhất. Một số đơn vị chuyên nghiệp, khi chuyển giao công nghệ còn hỗ trợ chương trình hội thảo cho khách hàng. Bạn cần lựa chọn nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ tốt vì chỉ sau một buổi hội thảo kiến thức bạn thu về là rất lớn. Trên facebook có rất nhiều nhóm cộng đồng những người làm về lĩnh vực Spa cùng hoạt động, bạn có thể lên đó để tham khảo ý kiến của những người trong ngành, trước khi quyết định mua máy móc, thiết bị, giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Không gian Spa cần được thiết kế sang trọng vì Spa có gây ấn tượng mạnh cho khách hàng được hay không là từ khâu này đấy và bạn bán được sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hay không cũng có ảnh hưởng không nhỏ bởi thiết kế. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vịv thiết kế, lắp đặt, trang trí Spa, bạn có thể liên hệ với họ để được tư vấn chi tiết theo nhu cầu, sở thích của bạn.

Nếu bạn có ít chi phí để mở Spa thì bạn có thể theo dõi các nhóm Spa trên internet vì tại đây rất nhiều chủ Spa có nhu cầu thanh lý máy móc, thiết bị với mức giá rẻ hơn so với thị trường nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi mua vì rủi ro mà nó mang lại khá cao.

Hiện nay đang có 1 loại mô hình mới đó là những tiệm nail, tiệm tóc,…( dịch vụ liên quan) cũng có thể mở rộng sang kinh doanh SPA , vừa tận dụng cơ sở vật chất hiện có, vừa nâng cấp dịch vụ lên dần.

Ban đầu chỉ cần làm các dịch vụ đơn giản như: chăm sóc da, massage, đắp mặt nạ, tẩy tế bào chết hay ngâm chân, xông tinh dầu,… Sau đó mới đầu tư thêm những thiết bị Spa chuyên nghiệp hơn: giường, ghế massage, máy móc chuyên dụng khác,…Nhóm này đang dễ thành công vì dịch vụ, vốn,… được nâng cấp từ từ, doanh thu tăng và chi phí không cao nên ai ít vốn thì cũng có thể làm theo cách này.

8/ Tuyển dụng nhân viên spa

Tuyển nhân viên có kĩ năng cao ngay từ đầu

Những nhân viên có kỹ thuật, tay nghề tốt nên là lựa chọn đầu tiên của bạn. Bạn hãy nhớ rằng bạn đang kinh doanh một lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào sự tín nhiệm của những khách hàng hiện tại. Hầu hết khách hàng tương lai đều được giới thiệu bởi những người khách hàng cũ. Hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn được phục vụ với chất lượng tốt ngay từ những ngày đầu khai trương ví lúc đó số lượng khách rất lớn khi bạn áp dụng chương trình khuyến mãi vào những ngày đầu kinh doanh. Đừng quên đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên và mức độ tin cậy của họ. Việc này sẽ khiến việc quản lý của bạn trở nên dễ thở hơn và cũng ảnh hưởng ít nhiều tới trải nghiệm của khách hàng.

9/ Ứng dụng công nghệ vào quản lý spa

Những khách hàng cao cấp luôn đòi hỏi những tính năng vượt trội. Thời gian của họ là vô giá. Đối với họ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác luôn được đánh giá cao. Vậy tại sao bạn không áp dụng điều này vào hệ thống quản lý của spa mình???

10/ Marketing – quảng bá spa

Mọi mô hình kinh doanh đều cần đến khâu quảng bá – marketing. Nếu trung tâm spa của bạn có dịch vụ tốt, nhân viên chuyên nghiệp nhưng chỉ có khách đã từng sử dụng qua mới biết thì cũng rất khó để cạnh tranh với các đối thủ khác. Marketing chính là trợ thủ giúp thương hiệu của trung tâm spa được nhiều người biết đến hơn.

Một số chương marketing cho spa bạn có thể tham khảo như:

  •  Marketing lúc khai trương: Trước khi khai trương bạn nên chuẩn bị quảng bá không chỉ cho buổi lễ mà cho cả thương hiệu trung tâm spa của bạn. Ví dụ như: phát tờ rơi, tổ chức lễ khai trương kèm quà tặng – khuyến mãi,…Nên mời thêm bạn bè, người thân đến ủng hộ và một số người quản lý khu vực nơi bạn kinh doanh để tạo mối quan hệ, dễ dàng cho việc kinh doanh sau này.
  • • Marketing vào dịp đặc biệt: Nên lựa chọn những dịp đặc biệt trong năm hoặc những dịp kỷ niệm của trung tâm để tiến hành các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Ví dụ như: kỷ niệm 1 năm thành lập tặng gói liệu trình chăm sóc da, Mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 giảm giá 83% liệu trình massage toàn thân khi đăng ký thẻ thành viên,…
  • • Marketing khi doanh thu bị chững lại: Vào một số thời điểm nhất định trong năm, trung tâm của bạn sẽ có dấu hiệu chững lại về số lượng khách hàng cũng như doanh thu. Lúc đó, việc bạn cần làm là tiến hành một số chương trình marketing lôi kéo lại sự quan tâm của họ. Ví dụ như: tặng thêm tinh dầu khi sử dụng gói chăm sóc da, tặng quà cho khách lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tại trung tâm,…

11/ Đăng ký giấy phép kinh doanh spa

Mỗi loại hình spa sẽ có điều kiện đăng ký kinh doanh spa khác nhau. Nhất là những spa có dịch vụ xoa bóp, hoặc chăm sóc da chuyên sâu cần xin được nhiều giấy chứng nhận hơn loại hình spa thông thường. Để đăng ký kinh doanh spa thành công, ngoài chuẩn bị các loại chứng chỉ hành nghề còn cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc trang thiết bị.

Các mục cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh spa dễ dàng:

  •  Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất: không gian spa, khu vực thực hiện dịch vụ, nơi thực hiện các liệu trình massage đấm bóp,… có sạch sẽ, chắc chắn và được ngăn cách đảm bảo sự riêng tư,…
  • • Đảm bảo điều kiện về trang thiết bị, máy móc, dược liệu mỹ phẩm tác động trực tiếp khách hàng. Ví dụ như: các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc máy móc, tình trạng máy,… các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc thành phần mỹ phẩm, dược liệu hương liệu,…

12/ Am hiểu về các kiến thức chuyên môn

Bản thân Spa là đơn vị cung cấp sản phẩm – dịch vụ để chăm sóc cho khách hàng, đặc biệt, lại là ngành chăm sóc sức khỏe – làm đẹp, vậy nên đòi hỏi cả chủ và toàn bộ nhân viên của Spa đều phải thật vững kiến thức chuyên môn, khi đó mới đảm bảo việc tạo ra Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng, mới có thể Tư vấn cho khách hàng 1 cách thuyết phục, lấy được lòng tin và sự yên tâm từ phía khách hàng.

Các kiến thức chuyên môn cả chủ spa và nhân viên cần nắm được bao gồm:

· Am hiểu nguyên lý và cách thực hiện các Sản phẩm – Dịch vụ
· Am hiểu về các Sản phẩm sử dụng từ nguồn gốc, thành phần, công dụng, cách sử dụng, các lưu ý trong quá trình sử dụng
· Thuộc lòng công dụng và cách vận hành các máy móc, thiết bị, công nghệ…
Ngoài ra, việc nắm được các kiến thức chung về sức khỏe và làm đẹp sẽ là 1 lợi thế

13/ Xây dựng thương hiệu trên Internet

Theo Philip Kolter, hành vi mua sắm của 1 khách hàng sẽ trải qua 05 giai đoạn

1/ Nhận thức nhu cầu
2/ Tìm hiểu những sản phẩm – dịch vụ và những thông tin liên quan
3/ Đánh giá so sánh sản phẩm thuộc các nhà cung cấp khác nhau
4/ Mua sản phẩm – dịch vụ
5/ Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng

Ở giai đoạn số 2 và số 3, họ sẽ tìm kiếm thông tin sản phẩm – dịch vụ thông qua bạn bè, người thân, mạng internet, các tư vấn viên, người có kinh nghiệm,… Những thông tin thu được sẽ được Khách Hàng phân tích, đánh giá, so sánh để đưa ra quyết định mua sắm, sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Và dù bạn có kinh doanh trên Internet hay không, Bạn vẫn phải chấp nhận 1 sự thật rằng, thời điểm này, trên 90% khách hàng tìm hiểu thông tin trên Internet. Sự thật này bất chấp việc Bạn có thích hay có quan tâm không.

Có 2 yếu tố tạo nên ẤN TƯỢNG của Bạn với những người đang tìm kiếm

Một là thường xuyên xuất hiện với độ phủ rộng khắp hay mật độ hiện diện (Khách hàng thường xuyên tìm kiếm ở đâu thì hiện diện ở đấy).

Hai là có DẤU ẤN RIÊNG, tách biệt và nổi bật chất riêng của mình?

VẬY, bạn cần phải bắt đầu từ đâu để có thể xây dựng thương hiệu của Spa mình trên Internet.

Bước 1.Bạn cần phải có Bộ nhận diện thương hiệu riêng.

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những dấu hiệu nhận biết cá nhân của mỗi thương hiệu, thông qua bộ nhận diện khách hàng và đối tác sẽ thấy được cá tính, ước muốn, sự khác biệt của Spa.

Có được bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là cách Spa củng cố được niềm tin mạnh mẽ ở khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh và sẽ giảm được các chi phí quảng cáo khác.

Bước 2.Bạn cần xác định được những môi trường cần hiện diện

Thông thường, khách hàng sẽ có thói quen tìm kiếm thông tin ở Google, YouTube và Facebook.

Do đó, tùy vào nguồn lực mà Spa sẽ lựa chọn những kênh triển khai và môi trường cần hiện diện. Tối thiểu là các lựa chọn:

Website riêng (đặt theo tên thương hiệu), kèm theo là các bài viết chuẩn SEO và chạy quảng cáo về từ khóa bằng Google Adwords.

Fanpage riêng (đặt theo tên thương hiệu)

Kênh YouTube riêng (đặt theo tên thương hiệu)

Bước 3.Triển khai xây dựng nội dung từ Text, Hình Ảnh, Video

Hệ thống nội dung không cần phải quá nhiều nhưng cũng cần phải đủ, đặc biệt Spa cần tập trung vào chất lượng content, cung cấp những thông tin chính xác, giá trị, hữu ích cho người đọc và chuẩn theo thuật toán của các ng cụ tìm kiếm.

Tùy vào từng kênh mà Spa sẽ xây dựng hệ thống nội dung cho phù hợp. Chỉ lưu ý 1 điều, cung cấp cái khán giả cần chứ không phải cái mình thích.

LƯU Ý

Với ngành chăm sóc sức khỏe – làm đẹp, đặc biệt là Spa, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là thương hiệu của Spa mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân của chủ cơ sở cũng rất quan trọng. Do đó, song song với việc phát triển thương hiệu cơ sở, chủ Spa cũng cần quan tâm việc gia tăng sự nhận biết về thương hiệu cá nhân của mình trên Internet.

B – Các câu hỏi thường gặp khi bắt đầu kinh doanh spa

Một số thắc mắc mà bất kỳ người sắp kinh doanh nào cũng đang trăn trở. Như: mở spa cần bao nhiêu vốn, cách khai trương spa như thế nào là phù hợp, định giá dịch vụ, liệu trình như thế nào, cách quản lý spa hiệu quả?

1/ Kinh nghiệm để spa nhỏ – spa mới mở có được lòng tin của khách hàng

1.1/ Cách Spa nhỏ đối mặt với Spa lớn

Nếu như sự hào nhoáng, hoành tráng, lung linh của các Spa lớn khiến khách hàng yêu thích và những điều đó đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, vậy những spa nhỏ thì phải làm như thế nào để có thể cạnh tranh được với những Spa lớn.

Đừng lo lắng, các bạn Spa nhỏ hãy cứ tự tin thực hiện ước mơ và đam mê của mình, đừng cố vì vẻ bề ngoài mà vay mượn vốn để đầu tư, nếu bạn có nhiều tiền đầu tư spa lớn thì càng tốt, còn nếu ít vốn thì không sao, bạn vẫn có thể đi lên từ từ, kinh doanh vốn dĩ là tích lũy dần mà có…đừng vì nôn nóng thành công sớm mà vay quá nhiều vốn dẫn đến hàng tháng phải bỏ ra một số tiền lớn để trả lãi, tiền vay vẫn còn đó mà tiền lãi cứ tăng dần.

Bước đầu kinh doanh dù lớn hay nhỏ điều không quan trọng, quan  trọng là đi bước nào chắc bước đó, chọn mũi nhọn mà thẳng tiến các bạn nhé.

Hãy lên kế hoạch cụ thể và thêm một kế hoạch dự trù cho thất bại – đây cũng là lý thuyết nhưng nó sẽ giúp mình lường trước được sóng gió và cách đối mặt.

1.2/ Tận tâm, tận lực với nghề

Vốn dĩ dịch vụ Spa là một cái nghề gần như không cho phép bạn sai dù chỉ một lần duy nhất, khi bạn làm hư da khách thì tin đồn sẽ được lan ra ngoài rất nhanh. Vì vậy, bạn cần phải làm việc hết sức cẩn trọng.

Để được khách hàng yêu thương, tin tưởng trước hết là do thái độ bạn tiếp xúc với từng khách hàng và cách xử lý. Hãy luôn cố gắng đảm bảo uy tín để khách hàng cảm thấy đã đặt niềm tin đúng chỗ.

1.3/ Hãy cố gắng vì khách hàng-khách hàng sẽ cố gắng cùng bạn

Hãy mang đến cho họ giá trị thực tế, cái họ cần là kiến thức, tay nghề, sự cần mẫn. Giống như câu nói nổi tiếng “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU” vậy đó, chăm sóc massage, thư giãn hay bất kể công việc gì muốn thành công đều cần có sự tỉ mẩn. Nghề điều trị không khác gì bác sĩ chữa bệnh cả nên Spa của bạn luôn phải đồng hành cùng khách hàng.

Còn riêng mảng điều trị mỗi một vị khách khi đến, họ đã đặt niềm tin vào spa bạn rồi đó nên hãy cố gắng bằng tất cả tâm huyết, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật nghề để chữa cho khách – nếu chữa không hết thì bạn nên chịu lỗ để hoàn tiền lại cho khách để không mất uy tín. Đối với những trường hợp bạn cảm thấy không có khả năng điều trị thì không nên nhận.

1.4/ Đừng cố bán hàng

Bán sản phẩm kèm dịch vụ Spa là rất tốt, nó giúp Spa bạn tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bán hàng cũng phải tùy vào thời điểm thích hợp. Ví dụ, khách đến để massage thư giãn nhưng nhân viên liên tục tư vấn khách hàng mua những sản phẩm khi họ không có nhu cầu sẽ khiến khách hàng cảm thấy mệt mỏi. Bạn đừng nên tạo kịch bản rồi vẽ ra nhiều thứ mơ hồ khiến khách hàng bắt buộc phải mua sản phẩm của bạn. Chúng ta hãy để khách hàng bỏ tiền ra và nhận lại giá trị xứng đáng nhé. Thái độ, cách làm việc cùng kiến thức tay nghề để xây dựng chữ tín mới là  giá trị cốt lõi. Hãy nhớ chất lượng là thứ giữ chân khách hàng tốt nhất.

Nếu bạn quan tâm về Bán hàng Online hoặc Xây dựng đội nhóm Kinh doanh thực chiến, hãy gọi ngay cho chúng tôi: 0961.88.55.99 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!