Tìm Hiểu Về B2B và B2C
B2C và B2B là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh và Marketing. Mọi người vẫn thường nhắc tới những thuật ngữ liên quan như công ty B2C, B2B, Marketing B2C, Marketing B2B các trang web thương mại điện tử B2C, B2B. Vậy B2C và B2B là gì?
B2C là gì?
B2C là viết tắt của từ Business to Customer chỉ những doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
Trong khi hoạt động kinh doanh với người tiêu dùng tồn tại cả trực tuyến và ngoại tuyến, từ viết tắt B2C chủ yếu được sử dụng để mô tả công ty hoạt động thương mại điện tử trực tuyến.
Các doanh nghiệp B2C đóng một vai trò lớn trong sự phát triển nhanh chóng của thương mại trên Internet trong những năm 1990. Số tiền lớn của vốn mạo hiểm chảy vào người tiêu dùng dưới hình thức dịch vụ trực tuyến miễn phí và mua sắm giảm giá, thúc đẩy việc áp dụng phương tiện mới.
Với nhiều người đang kết nối trực tuyến, công nghệ mới và các mô hình kinh doanh trực tuyến mới, nhiều loại công ty B2C hiện đang phát triển trực tuyến.
B2B là gì?
B2B là viết tắt của từ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Khác biệt so với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp luôn sở hữu một quy trình mua hàng đặc trưng riêng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này thường giải thích lý do tại sao khi mua hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng tới yếu tố logic trong khi đó người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc.
Khi marketing cho khách hàng là doanh nghiệp, các Marketer cần tập trung vào tính logic của sản phẩm bằng cách chú trọng hơn vào đặc điểm chức năng. Yếu tố cảm xúc trong quá trình ra quyết định thường không đóng vai trò quan trọng. Bạn cũng cần phải nắm rõ bộ phận thu mua gồm những ai và vai trò của họ ở đâu trong quá trình thu mua của doanh nghiệp.
Do nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và khắt khe nên thông tin trong các tài liệu tiếp thị của bạn cần phải có chiều sâu, phân tích điểm mạnh, lợi ích đem lại hợp lý. Thông điệp marketing hiệu quả nhất sẽ xoáy sâu phân tích xem sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp có thể giúp khách hàng tiết kiệm bao nhiêu thời gian, tiền bạc và nguồn lực.
4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến thường gặp
Hiểu được bản chất B2B là gì, dựa theo cách thức hình thức hoạt động, các doanh nghiệp thuộc nhóm B2B có thể chia thành 4 mô hình kinh doanh phổ biến như sau:
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
Đây là mô hình dễ bắt gặp nhất tại Việt Nam bởi tính thông dụng, cũng như tiện ích mà nó đem lại cho các chủ thể doanh nghiệp. Đây mà mô hình B2B mà ở đó đây sẽ là trung tâm phân phối cho các doanh nghiệp bên thứ ba các về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm. Hình thức để phân phối là bằng một trang thương mại điện tử, hoặc một website có thể tiện lợi cho đối tác thực hiện những giao dịch trên đó. Mô hình B2B này cung cấp với số lượng sản phẩm lớn tới các doanh nghiệp khác.
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
Loại hình này thì sẽ ít gặp thấy hơn so với B2B chủ yếu thiên về bên bán. Mô hình thiên về bên mua này là loại hình mà bên mua làm chủ vẫn hoạt động khá mạnh, và thường nhu cầu bán sản phẩm của mình với đối tác sẽ thông dụng hơn với các doanh nghiệp. Cho nên, đây là lý do khiến mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua “thất sủng” hơn rất nhiều. Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó những nơi bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
Mô hình B2B thiên về trung gian
Đây cũng là một loại hình kinh doanh B2B khá phổ biến trên thị trường, bơi đây sẽ giữ vai trò kết nối trung gian giữa người mua và người bán lại với nhau. Để dễ hình dung thì các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Sendo… là những trang thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2B này. Theo đó, hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán, thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua.
Loại hình thương mại hợp tác
Đây cũng na ná khá giống với những mà mà mô hình B2B thiên về trung gian đang hoạt động. Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất mà loại hình này đem lại là tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác. Hiểu được B2B là gì sẽ rất dễ và loại hình này gồm những sàn giao dịch điện tử sau:
- Chợ điện tử (e-markets)
- Chợ trên mạng (e-marketplaces)
- Sàn giao dịch internet (internet exchanges)
- Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
- Cộng đồng thương mại (trading communities)
- vv…vv…
Xu hướng Marketing
Tiếp thị tự động hóa
Marketing Automation – Tự động hóa Marketing đề cập đến 1 loại phần mềm giúp các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ tối ưu các nỗ lực marketing của họ. Đạt được điều này bằng cách kết hợp một số các công cụ riêng biệt trong một “mái nhà lớn”. Các công cụ này bao gồm xây dựng trang web, bưu phẩm hàng loạt, và CRM. Nó luôn luôn được gắn một nền tảng phần mềm phức tạp để phân tích, gắn thẻ, nhóm, và các con số thống kê.
Tiếp thị tự động hóa thiên về nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hơn là trực tiếp chào bán sản phẩm. Nó giúp bạn hệ thống hóa hợp lý các nội dung trong chiến lược Inbound Marketing và tăng cường tương tác với khán giả bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích vào chính xác thời điểm cần thiết.
Content Marketing
Trong nhiều năm trở lại đây, Content marketing đã trở thành phương pháp phổ biến để nuôi dưỡng và thu thập các khách hàng tiềm năng trong Marketing B2B. Hành trình của khách hàng (Customer Journey) càng phức tạp thì doanh nghiệp càng cần đầu tư nghiên cứu từng giai đoạn trong vòng đời của hành vi mua hàng (customer lifecycle).
Xuyên suốt quá trình này, Content marketing sẽ giúp các B2B Marketers định hướng khách hàng về những phương pháp tốt nhất trong ngành. Theo Content marketing Institute’s 2017, mặc dù hơn 90% Marketer B2B sử dụng Content marketing như một nhân tố chủ chốt của chiến lược Online Marketing thì chỉ 37% số đó thực sự có một chiến lược Content marketinghoàn chỉnh.
Cá nhân hóa
Trong khi cá nhân hóa nội dung đang dần được tối ưu trên các website Marketing B2C, thì B2B vẫn “dậm chân tại chỗ”. Điều này khá ngạc nhiên bởi Email Marketing là cách thức khá phổ biến để cá nhân hóa nội dung trong Marketing nói chung. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Seismic and Demand Metric đã chỉ ra rằng Marketing B2B chưa đạt được hiệu quả trong cá nhân hóa nội dung là do sự thiếu hụt nguồn lực, công nghệ và dữ liệu. Và những doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này có chiến lược cá nhân hóa nội dung đạt hiệu quả đáng kể.
Bởi vậy, Content marketing tiếp tục phát triển trong năm 2020 và để nội dung của bạn “bứt phá” trong năm nay, bạn cần đào sâu và cung cấp các thông tin mới mẻ, cập nhật cho trang web của mình.
Tiếp thị qua LinkedIn
Marketing qua mạng xã hội thường được coi là kênh chủ yếu cho mô hình B2C ở Việt Nam nhưng ngày nay càng nhiều Marketer đã chuyển hướng tập trung vào mạng xã hội để định hướng và tương tác với các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng.
Sau khi được thâu tóm bởi Microsoft vào 2016, LinkedIn đã tích hợp thêm hàng loạt tính năng nhằm đưa nó trở thành nền tảng hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tiếp cận khách hàng B2B. Ví dụ như tính năng gần đây là InMail Analytics giúp bạn có thêm phản hồi và cải thiện hiệu quả của đội ngũ. B2B Marketers đang chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ dữ liệu thu được trên LinkedIn và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn trong năm 2020.
Những gì Marketing B2B có thể học hỏi từ Marketing B2C?
Ở trên chúng ta đã cùng Marketing AI tìm hiểu B2C là gì, mô hình B2C ở Việt Nam. Tiếp theo chúng ta hãy cùng khám phá những gì mà Marketing B2B nên học hỏi từ Marketing B2C. Các công ty B2C từ lâu đã hoạt động trong lĩnh vực Marketing truyền thông xã hội và các doanh nghiệp B2B (Business To Business – các công ty có các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức) đang nhanh chóng nhận ra rằng việc sử dụng Marketing truyền thông xã hội là rất quan trọng để tìm kiếm và thu hút khách hàng. Đôi khi B2B cần phải học hỏi những kinh nghiệm Marketing từ các công ty B2C.
Việc đầu tiên trong số một loạt bài học mà các Marketer B2B khác có thể học hỏi từ chiến thuật và chiến lược của các công ty B2C là một quy tắc quan trọng về Marketing: Mỗi người mua và mỗi người bán cũng là người tiêu dùng.
Sự khác nhau giữa B2B và B2C
“Trước khi chúng tôi Marketing cho các doanh nghiệp, chúng tôi là người tiêu dùng đầu tiên. Chúng tôi cũng có cuộc sống cá nhân và cũng đang mua hàng hóa và dịch vụ, xây dựng và giữ mối quan hệ cho cuộc sống. Các Marketer B2B có thể thất bại vì không lưu ý rằng cảm nhận từ khách hàng tiềm năng và khách hàng là người tiêu dùng đầu tiên là quan trọng nhất.”
Một sai lầm phổ biến mà các Marketing B2B thực hiện là tập trung quá nhiều vào các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ chứ không phải là lợi ích về cảm xúc. Các công ty B2C hiểu rằng mọi người thường mua hàng vì cảm xúc nhiều hơn là các tính năng được liệt kê.
Khi bạn bán hàng trên các tính năng, người mua thường nhạy cảm về giá hơn. Các nhà tiếp thị B2B cần nhắc nhở mọi người về các lợi ích chính liên quan đến các dịch vụ của họ, chẳng hạn như giảm căng thẳng, rõ ràng, tập trung và tiết kiệm thời gian.
Một bài học quan trọng khác để lấy từ mô hình B2C là việc xây dựng thương hiệu. Chiến thuật xây dựng thương hiệu như tài trợ sự kiện, quảng cáo ngoài trời và quảng cáo hiển thị hình ảnh, giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, có thể giúp tạo mối quan hệ xây dựng và tạo khách hàng lâu dài là điều cần thiết khi xây dựng thương hiệu cho cả công ty B2C và công ty B2B.