Khái niệm bán hàng là gì? có những kênh bán hàng nào?… chắc hẳn bạn có thể tìm được hàng tá các khái niệm khác nhau. Và tất nhiên, khi đọc bài viết này bạn cũng sẽ nhận được giá trị tương tự. Tuy nhiên, tôi sẽ giúp bạn hình dung về khái niệm này một cách dễ hiểu nhất.
Có thể bạn chưa từng biết điều này: Người ta thường không thích những người bán hàng. Tuy nhiên đừng để mối ác cảm này làm bạn gục ngã. Bạn có thể thể hiện mình dưới một góc nhìn khác, một hình ảnh tốt hơn với tư cách là người bán hàng bằng việc bắt tay vào phát triển những kĩ năng của bạn, và đặt mục tiêu mang lại lợi ích cho người mua hơn là cố gắng để có lợi nhuận. Vì bản chất của bán hàng là mang giúp đỡ khách hàng. Nếu bạn còn đang mập mờ về bán hàng thực sự là làm gì? thì đây là những điều bạn cần biết
1. Bán hàng là gì?
Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu của người mua, để cả hai bên nhận được quyền lợi thỏa đáng.
Theo quan niệm cổ điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật phẩm hoăc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”
Còn theo một số quan điểm hiện đại phổ biến thì khái niệm bán hàng lại có những định nghĩa như:
- Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh là sự gặp gỡ của người bán và người mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
- Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
- Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ muốn.
2. Phân loại bán hàng
Một số phương pháp bán hàng phổ biến, các doanh nghiệp, công ty thường đùng dể đáp ứng nhu cầu khách hàng như:
- Bán hàng trực tiếp : Người bán hàng trực tiếp gặp khách hàng để trao đổi.
- Bán lẻ : Sản phẩm được bán cho người tiêu dùng thông qua kênh phân phối: đại lý, shop, siêu thị,…
- Đại diện bán hàng : Một đơn vị khác thay mặt nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng.
- Bán hàng qua điện thoại: Sản phẩm và dịch vụ được bán nhờ việc tư vấn bán hàng qua điện thoại, không gặp mặt trực tiếp.
- Bán hàng tận nhà : Nhân viên đến tận nhà của khách hàng để tư vấn về sản phẩm/dịch vụ, và bán hàng trực tiếp.
- Doanh nghiệp này bán hàng cho doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp cung cấp giải pháp và bán hàng cho chính phủ, nhà nước
- Bán hàng trực tiếp trên internet
Trong hầu hết các trường hợp thì mục đích của việc kinh doanh là mang về lợi nhuận.
Doanh nghiệp, tổ chức tạo ra lợi nhuận bằng cách nghiên cứu, phát triển, sản xuất và giao sản phẩm hay dịch vụ về tay người tiêu dùng. Việc kinh doanh đó có thành công hay không phụ thuộc vào “khả năng thỏa mãn khách hàng của bạn là bao nhiêu?” khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Khi cân nhắc mục đích hay những nhân tố của việc bán hàng, bạn cần phải nghỉ đến nhu cầu thực sự của người mua lẫn cả người bán. Mục tiêu của việc kinh doanh không phải là cố gắng thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm mà họ không thực sự cần, để rồi sau đó họ vứt một chỗ và bỏ quên.
Không may thay, một vài người bán cố nài ép, thúc đẩy người mua bằng mọi giá để bán được hàng nhằm thu lợi nhiều nhất có thể. Việc này ảnh hướng đến danh tiếng chung của những người bán hàng và kinh doanh khác. Bạn cần phải vượt qua cái rào cản tâm lý này mới có thể mang lại lợi ích cho khách hàng.
3. Bán được hàng nhờ vào các câu hỏi chứ không phải là các câu trả lời
Một bài học bạn cần phải nhớ đó là, mấu chốt của việc bán hàng không nằm ở những câu trả lời bạn trao đổi với khách hàng, mà nằm ở những câu hỏi để khơi gợi nhu cầu của khách. Nếu bạn tỏ ra không có bất cứ một lợi ích nào với những người khác sẽ không ai có thể tỏ ra nhiệt tình với bạn được. Mọi người chỉ bắt đầu nhận ra ở bạn tầm quan trọng nào đó khi bạn thấy họ quan trọng.
Đặc biệt đừng để ý nghĩ bán hàng cứ bám riết lấy bạn. Tốt hơn hết hãy tìm cách biết được tại sao khách hàng tiềm năng có thể hoặc nên mua hàng của bạn. Ở đây không có bí mật nào cả, hãy biết lắng nghe, đặt ra cho họ những câu hỏi, thậm chí những câu hỏi buồn cười một chút để qua những gì họ nói, bạn xác định được nguyên nhân, động cơ thúc đẩy họ mua hàng. Tuy nhiên không nên đưa ra bất cứ câu hỏi nào thấp thoáng ý định dẫn khách đến việc mua hàng.
Hãy tỏ ra thoải mái khi thực hành bước tiếp cận này vì ngay khi khách hàng biết được bạn muốn hướng họ tới việc mua hàng hoặc cố gắng bán hàng cho họ, họ sẽ trở nên đối đầu với bạn. Sự kháng cự với việc bán hàng như một phép nghịch dụ: hoạt động bán hàng sẽ luôn tạo ra sự chống đối.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có được góc nhìn nền tảng về khái niệm bán hàng. Và nếu bạn thực sự muốn kinh doanh, muốn trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, ngoài việc trau dồi cho mình những kỹ năng bán hàng nền tảng, hãy đăng ký ngay khóa học Master Sale của Chuyên gia đào tạo Trần Toản . Thông qua khóa học, tin chắc bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp vững chắc và thành công hơn.
- Chỉ một thay đổi nhỏ trong phương thức marketing, Steve Jobs đã tạo nên thành công cho Apple
- Bí quyết tạo dựng thương hiệu cá nhân độc đáo
- Giới thiệu khóa học 100 Chiến Lược Bán Hàng
- TOP 7 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HOÀN HẢO, BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật