Kakeibo là một công cụ để hỗ trợ giúp bạn ghi lại tất cả những khoản chi tiêu cá nhân hằng ngày và sẽ giúp bạn tiết kiệm được 35% chi tiêu của mình trong năm tới. Người Nhật đã đặt niềm tin và trải nghiệm nó suốt 114 năm qua. Vì vậy học cách quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật là phương pháp hiệu quả giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền trong nguồn thu nhập của mình.
Học quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật
Trí nhớ có thể mơ hồ, nhưng những cuốn sổ thì không
Không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn phải làm việc một cách thông minh, đó là đặc điểm nổi bật của người Nhật. . Cuốn sổ Kakeibo giúp người dân xứ Anh đào quản lý một cách hiệu quả chi tiêu của mình bằng phương thức đơn giản, ghi lại tất cả những gì mình đã chi tiêu theo những phân loại cụ thể.
Kakeibo là ý tưởng của bà Motoko Hani nữ nhà báo đầu tiên tại Nhật Bản. Với niềm tin sự ổn định về tài chính rất quan trọng với hạnh phúc gia đình, bà Motoko Hani đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ chi tiêu đầu tiên thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ vào năm 1904. Kể từ đó, Kakeibo đã đồng hành cùng người dân Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống cần kiệm mà chúng ta vẫn luôn ngưỡng mộ.
Kakeibo không đơn thuần chỉ là một cuốn sổ ghi chép hoạt động chi tiêu hằng ngày mà đằng sau nó cũng có những triết lý thú vị. Người Nhật không đặt nhiều niềm tin vào “trí nhớ”. Bởi từng thời điểm, địa điểm khác nhau sẽ tiến hành các hoạt động mua bán khác nhau. Ghi lại tất cả các hoạt động tài chính của mình để bạn có thế nhìn lại những hoạt động chi tiêu đó một cách chi tiết, cụ thể. Bởi vậy người Nhật không bao giờ đầu tư thời gian của họ vào những việc kém hiệu quả.
Qúa trình ghi chép sẽ giúp bạn hiểu được mình đang chi tiêu như thế nào? Nhận biết được các khoản chi tiêu nào là hợp lý và không hợp lý, khi đó bạn sẽ tự điều chỉnh cách chi tiêu của mình sao cho hiệu quả và hoàn thành được mục tiêu tiết kiệm đề ra.
Cách dùng sổ Kakeibo như thế nào
1. Lên kế hoạch chi tiêu cho chính mình từ những ngày đầu tiên của tháng
Trước hết, chúng ta cần ghi lại thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán trong tháng (tiền thuê nhà, tiền điện nước, Internet, …). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể tiêu trong tháng này sẽ ở mức như thế nào.
2. Xác định số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này. Hãy cố gắng không động vào số tiền này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo.
3. Hoạt động chi tiêu sinh hoạt thiết yếu không thể loại trừ như thực phẩm, dược phẩm, đi lại, con trẻ.
Những hoạt động chi tiêu có thể phát sinh như đi cafe, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm thì ta hãy chuyển sang nấu nướng tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm kha khá chi phí. Những buổi cà phê cuối tuần, xem phim… nên cố gắng duy trì, vừa để gia tăng hương vị tình yêu, vừa để giải tỏa stress.
Hoạt động chi tiêu cho mảng văn hóa tinh thần: đọc sách báo để nâng tầm hiểu biết về thế giới quan được, nhân sinh quan thêm phong phú và đặc biệt có thể tương tác với nhau nhiều hơn thông qua những cuốn sách yêu thích.Hoạt động chi tiêu ngoài dự kiến như quà tặng, hiếu hỉ, sửa chữa, đối nội, đối ngoại đều phải chu toàn – khoản chi tiêu này cũng không thể bỏ qua.
4.Xây dựng “cam kết” tài chính của tháng (Ví dụ: Giảm bớt lượng thuốc lá sử dụng trong tháng, tìm một cửa hàng cung cấp gas rẻ hơn.
5. Cuối mỗi tháng, hãy ngồi xuống và bình tĩnh xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn. Nghĩa là hãy so sánh số tiền ban đầu bạn định ra cho chi tiêu của tháng và những gì bạn đã thực sự chi. Sự chênh lệch này chính là số tiền bạn tiết kiệm thêm được cho tháng đó
Hãy biết cách trì hoãn sự thích thú
Đây là một trong những bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ Nhật dạy cho con trẻ từ khi chúng còn rất bé. Cha mẹ thường nhắc nhở trẻ rằng càng tiết kiệm được nhiều chúng sẽ càng mua được những đồ cá nhân có giá trị trong tương lai. Đó là lý do tại sao, các phụ huynh Nhật bản thường khuyến khích con em mình gửi tiền “lì xì” vào ngân hàng, thay vì chi tiêu cho những ham muốn nhất thời của chúng.
Bên cạnh đó, họ giúp những đứa trẻ ghi nhớ: Vay tiền của người khác là một hành động không được đánh giá cao trong xã hội Nhật Bản. Vậy nên, khi có cơ hội, các sinh viên ở Nhật luôn được khuyến khích tìm công việc làm thêm để tự chi trả cho những nhu cầu cá nhân của mình, bên ngoài ngân sách chung của gia đình.
Theo thời gian, điều này sẽ giúp các thanh niên rèn luyện khả năng quản lý tài chính cá nhân. Từ đó, khi một người Nhật bắt đầu sự nghiệp cá nhân và gây dựng gia đình riêng, anh ta đã được chuẩn bị rất chu đáo cho việc quản lý tài chính của mình.
Chiếc phong bì có phép thuật
Một trong những phương pháp “quản lý ngân sách” được khuyến khích tại Nhật Bản đó là sử dụng những chiếc phong bì. Tùy theo cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân, người Nhật sẽ chia số tiền định ra để chi tiêu trong tháng vào nhiều những phong bì khác nhau. Mỗi phong bì sẽ là số tiền dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi khi tiêu một phong bì, số tiền đó sẽ biến mất. Bạn không thể gian lận với chính mình. Trong nhiều trường hợp, người Nhật sẽ coi việc sử dụng “những chiếc phong bì này” là một “thử thách” để cố gắng giữ lại được càng nhiều phong bì nhất có thể tới ngày cuối cùng của tháng.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất thích việc tiết kiệm những đồng xu nhỏ. Họ không coi thường những đồng tiền lẻ ra trong chi tiêu hàng ngày. Cho tiền lẻ bạn có vào một con heo mỗi cuối ngày, chắc chắn sẽ có lúc cần tới những đồng xu lẻ ấy.
Hy vọng bài chia sẻ trên đã giúp bạn tiếp cận được với phương pháp quản lý tài chính cá nhân của người Nhật. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn rõ hơn để áp dụng thật tốt cho bản thân gia đình mình hãy tham gia ngay khóa đào tạo Quản lý tài chính cá nhân của chúng tôi.
Bạn có thể học trực tuyến khóa đào tạo thông qua địa chỉ: https://edu.phoenixcamp.vn/khoa-hoc/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan.html